Tại sao phải kiểm định an toàn?

Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, thi công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định bắt buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải kiểm định máy móc, thiết bị với quy trình vận hành đảm bảo an toàn cho người lao động trước khi đưa thiết bị vào sử dụng. Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP; Nghị định 140/2018/NĐ-CP; Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH.

 

Trường  hợp không kiểm định các thiết bị trước khi đưa vào sử dụng, theo Điều 24 nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:

Phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như sau:

1. Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương trong khoảng thời gian 30 ngày trước hoặc sau khi đưa vào sử dụng các máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

2. Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ kỹ thuật máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

3. Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động chưa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng; sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng hoặc hết thời hạn sử dụng.

4. Mức xử phạt đối với hành vi không kiểm định trước khi đưa vào sự dụng hoặc không kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 đến 03 máy, thiết bị, vật tư;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 04 đến 10 máy, thiết bị, vật tư;
d) 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 máy, thiết bị, vật tư trở lên.

5. Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã thực hiện kiểm định nhưng kết quả kiểm định không đạt yêu cầu.

⇒Về phân loại, kiểm định kỹ thuật an toàn được chia thành 3 loại hình sau:

1. Kiểm định an toàn lần đầu

Theo quy định, sau khi lắp đặt máy móc, thiết bị (trước khi đưa vào vận hành) phải kiểm định kỹ thuật an toàn nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị, máy móc đó trong suốt chu kỳ vận hành và trong mối quan hệ tổng thể của một quy trình sản xuất (nếu có). Quy trình kiểm định căn cứ theo các tiêu chí phù hợp với quy chuẩn quốc gia về an toàn kỹ thuật được quy định tại văn bản QCVN7: 2012/TT-BLĐTBXH và QCVN:01-2008/TT-BLĐTBXH.

Hoạt động này được gọi là kiểm định an toàn lần đầu và kết quả kiểm định được xác lập bằng văn bản xác thực của đơn vị có chức năng được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép thực hiện.

2. Kiểm định an toàn định kỳ

Kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn có thời hạn đối với thiết bị, máy móc. Do đó, khi thời hạn xác nhận kiểm định được quy định cho lần kiểm định trước đó hết hiệu lực, các thiết bị, máy móc đang vận hành cần được đánh giá lại tình trạng an toàn về kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động.

Vì kiểm định được thực hiện theo chu kỳ lặp lại thường xuyên này nên được gọi là kiểm định an toàn định kỳ.

3. Kiểm định an toàn bất thường

Việc đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn máy móc, thiết bị căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia diễn ra đột xuất (không theo một chu kỳ nhất định nào cả) được gọi là kiểm định an toàn bất thường.

Hoạt động kiểm định an toàn bất thường diễn ra trong các trường hợp sau:

– Khi máy móc, thiết bị được sửa chữa hoặc nâng cấp khiến quy trình kỹ thuật hoặc vận hành có ảnh hưởng tới kỹ thuật an toàn thiết bị.

– Khi thay đổi vị trí lắp đặt máy móc, thiết bị.

– Đối với các thiết bị chịu áp lực: khi tạm ngưng hoạt động từ 12 tháng buộc phải kiểm định trước khi đưa vào vận hành lại.

– Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc đơn vị sản xuất, thi công thấy sự cần thiết phải kiểm định lại tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn lao động.

QCI là đơn vị được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định trực tiếp thực hiện công tác Kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Với lực lượng Kỹ sư, kiểm định viên nhiều năm kinh nghiệm, kết hợp với sức trẻ cùng hệ thống quản lý ưu việt tạo nên sự chuyển giao đồng đều về chuyên môn, năng động sẵn sàng đi tới mọi miền của Tổ quốc.

Để tìm hiểu kỹ hơn về Tại sao phải kiểm định an toàn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo thông tin sau:
Hotline: 0979665900 gặp Mr. Phương (Phòng Kỹ thuật)
Hoặc 0932206295 gặp Mrs. Thi (Phòng Kinh doanh)
CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT VÀ TƯ VẤN QCI
VPGD Bình Thạnh: Tầng 6B Tòa nhà 47A Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Email: kiemdinhqci@gmail.com
Website: kiemdinhqci.com