1. Các kiến thức cơ bản:

Stt Nội dung Yêu cầu cần đạt
1 Các khái niệm cơ bản về nhiệt và truyền nhiệt. Làm cho người học nắm được:
– Khái niệm về nước sôi, hơi bão hòa, hơi quá nhiệt. Nguyên lý của quá trình biến từ nước thành hơi trong nồi hơi.
– Khái niệm về sự cháy: cháy hoàn toàn, cháy không hoàn toàn.
2 Cấu tạo chung và các thông số đặc trưng của nồi hơi Làm cho người học nắm được:
– Khái niệm về các loại nồi hơi cơ bản: nồi hơi ống lò, ống lửa ; nồi hơi ống nước ; nồi hơi ống nước đứng công suất nhỏ.
– Các thông số kỹ thuật đặc trưng của nồi hơi: công suất, áp suất thiết kế, áp suất làm việc cho phép, diện tích truyền nhiệt.
3 Cấu tạo của nồi hơi mà người lao động đang vận hành Làm cho người học hiểu được cấu tạo chi tiết, công dụng của các bộ phận nồi hơi đang vận hành.
4 Các thiết bị phụ, cơ cấu đo kiểm lắp trên nồi hơi mà người học đang vận hành
4.1 Van an toàn Làm cho người học nắm được:
– Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vị trí lắp đặt, áp suất mở của các van an toàn.
– Quy trình trông coi, kiểm tra van an toàn
4.2 Áp kế Làm cho người học nắm được:
– Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của áp kế.
– Yêu cầu của tiêu chuẩn an toàn về số lượng, vị trí lắp đặt, thang đo, chế độ kiểm định áp kế.
– Quy trình trông coi, bảo dưỡng, kiểm tra áp kế.
4.3 Ống thủy Làm cho người học nắm được:
– Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các ống thủy.
– Quy trình trông coi, bảo dưỡng, kiểm tra ống thủy.
4.4 Van xả đáy Làm cho người học nắm được:
– Sơ đồ nguyên lý của hệ thống xả đáy nồi hơi
– Cấu tạo của van xả
– Ảnh hưởng của việc xả đáy nồi hơi đến chất lượng nước lò.
– Quy trình xả đáy, trông coi, bảo dưỡng hệ thống xả đáy.
4.5 Rơ le áp suất Làm cho người học nắm được:
– Nguyên lý hoạt động của rơ le áp suất.
– Áp suất cài đặt của các rơ le áp suất
– Quy trình trông coi, bảo dưỡng rơ le áp suất.
4.6 Hệ thống kiểm soát mực nước Làm cho người học nắm được:
– Phân loại, nguyên lý hoạt động của rơ le mức nước.
– Yêu cầu kiểm soát mức nước trong nồi hơi.
– Quy trình trông coi, bảo dưỡng, kiểm tra hệ thống kiểm soát mực nước.
4.7 Các van khóa, van một chiều Làm cho người học nắm được vai trò, quy trình sử dụng, bảo dưỡng các van.
5 Hệ thống cấp nước Làm cho người học nắm được:
– Sơ đồ, nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp nước.
– Yêu cầu về số lượng, công suất, áp suất của bơm cấp nước. Quy trình vận hành, bảo dưỡng bơm cấp nước.
– Quy trình trông coi khi vận hành, quy trình kiểm tra khả năng bảo vệ của hệ thống tự động bảo vệ cạn nước.
6 Hệ thống đốt nhiên liệu Làm cho người học nắm được đặc tính an toàn của loại nhiên liệu đang sử dụng (than, củi, dầu, khí), quy trình vận hành, bảo dưỡng các hệ thống cung cấp nhiên liệu, buồng đốt, hệ thống kiểm soát ngọn lửa, hệ thống thải tro xỉ đang vận hành. Cụ thể:
– Nồi hơi đốt dầu: đặc tính của dầu (điểm bắt cháy, độ nhớt, các nguyên lý tán sương, yêu cầu gia nhiệt) ; hệ thống cung cấp và đốt dầu: bơm dầu, bộ gia nhiệt, lọc dầu, bộ đốt
– Nồi hơi đốt nhiên liệu rắn: nguyên lý cấu tạo, quy trình vận hành và bảo dưỡng hệ thống đốt nhiên liệu rắn (thủ công, ghi xích, than bột, tầng sôi v.v.)
– Nồi hơi đốt nhiên liệu khí: hệ thống cấp khí, vòi đốt khí.
7 Hệ thống gió – khói Làm cho người học nắm được:
– Nguyên lý của hệ thống cung cấp không khí và thải khói: tự nhiên hay cưỡng bức, công dụng của quạt gió, quạt hút, ống khói.
– Nguyên lý cấu tạo, quy trình trông coi, kiểm tra và bảo dưỡng quạt gió, quạt khói, ống khói, van gió, van khói.
– Nguyên nhân, tác hại, các biện pháp phòng tránh hiện tượng ăn mòn, mài mòn trong buồng đốt, đường khói.
8 Nước cấp và hệ thống xử lý nước Làm cho người học nắm được yêu cầu chất lượng nước cấp cho nồi hơi, ảnh hưởng của chất lượng nước cấp , nước lò đến an toàn và chất lượng vận hành nồi hơi, cấu tạo và quy trình vận hành hệ thống xử lý nước cấp. Cụ thể:
– Nguyên nhân tồn tại và ảnh hưởng của các tạp chất trong nước cấp , nước lò.
– Hiện tượng và tác hại, các biện pháp phòng tránh cáu cặn, ăn mòn bên trong lò hơi.
– Nguyên lý, sơ đồ hệ thống xử lý nước trong lò, ngoài lò
– Quy trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước.

 

2. Các kiến thức về an toàn, quy trình làm việc và xử lý sự cố:

1 Các sự cố cơ bản có liên quan đến thiết bị áp lực Làm cho người học hiểu được khái niệm, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa đối với các sự cố cơ bản có liên quan đến thiết bị áp lực:1) Nổ vỡ. 2) Xì hở, rò rỉ
2 Quy trình vận hành, xử lý sự cố Làm cho người học nắm chắc các bước trong quy trình vận hành, trông coi xử lý sự cố thiết bị nồi hơi, các biện pháp ngăn ngừa sự cố, tai nạn :

– Các thao tác thông rửa ống thủy, áp kế, xả đáy, thao tác kiểm tra hệ thống tự động bảo vệ cạn nước.
– Quy trình cụ thể trong việc khởi động, ngừng nồi và trông coi trong quá trình vận hành kể cả tuần tự đóng mở các van, thao tác các thiết bị phụ, kiểm soát và điều chỉnh nhiên liệu, không khí, nước và áp suất. Yêu cầu về ghi chép nhật ký vận hành, bảo dưỡng sửa chữa nồi hơi.
– Nắm được hiện tượng, nguyên nhân, nguyên tắc xử lý, quy trình xử lý các sự cố: thiếu nước, đầy nước, quá áp, tắt lửa, nổ buồng đốt, xì hở các bộ phận chịu áp lực, hư hỏng hệ thống cấp nước.
– Nắm được quy trình cô lập, làm vệ sinh, bảo quản nồi hơi khi dừng lò trong thời gian dài.
– Nắm được các công việc cần thiết để chuẩn bị, phục vụ kiểm tra, kiểm định: nội dung tài liệu kỹ thuật, công tác vệ sinh, yêu cầu thử thủy lực.

3 Các yêu cầu của quy phạm, tiêu chuẩn an toàn về nồi hơi, bình áp lực Làm cho người học nắm được:
– Yêu cầu của các quy định hiện hành liên quan đến bản thân người vận hành: trách nhiệm, chứng chỉ, bồi dưỡng, sát hạch định kỳ v.v.
– Yêu cầu của quy định hiện hành về công tác kiểm tra, kiểm định kỹ thuật an toàn đối với nồi hơi mà người học đang vận hành.
4 Kiểm tra cuối khóa Theo hình thức trắc nghiệm.