Đánh giá hợp quy là gì
Đánh giá hợp quy là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Quá trình này được gọi là đánh giá hợp quy.
Đối tượng chứng nhận hợp quy
Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy là thuật ngữ gọi tắt của Chứng nhận phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật. Theo đó, đây là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện một cách bắt buộc. Việc công bố hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương là hoạt động bắt buộc đối với các cá nhân hay tổ chức.
Lợi ích của sản phẩm được chứng nhận hợp quy
– Tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất khi có bên thứ 3 khách quan đánh giá chất lượng sản phẩm và công bố chứng nhận.
– Nâng cao uy tín thương hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp khi các sản phẩm của nhà sản xuất đạt các chỉ tiêu về chất lượng và an toàn vệ sinh phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn quy định.
– Có lợi thế cạnh tranh cao đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường của những nhà sản xuất khác chưa có được chứng nhận hợp quy.
– Để được cấp văn bản chứng nhận, quy trình sản xuất phải tuân thủ các quy định nên buộc phải kiểm soát quá trình sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp có sự đánh giá để cải tiến năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giảm được tỷ lệ hao hụt hoặc bị lỗi do quá trình sản xuất gây ra khi quy trình được theo dõi và cải tiến.