Công tác dạy nghề, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ lâu nay vẫn còn nhiều điều cần bàn. Làm sao tạo ra nguồn nhân lực bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vì thế cần gắn dạy nghề với doanh nghiệp và đồng thời tính đến yếu tố cung cầu của thị trường lao động trên cơ sở đổi mới cơ bản và toàn diện công tác đào tạo nghề.

Thứ nhất: Đa số các doanh nghiệp khi tuyển công nhân lao động vào làm việc chưa tuyển đúng với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. Vậy nên khi làm việc, tại một số ví trí người lao động chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Khi đó mới cử người đi học hoặc nếu biết vận hành thì cho vận hành luôn mà không qua trường lớp nào đào tạo. Như vậy là sai quy định và rất dễ xảy ra tai nạn trong quá trình lao động.

Thứ 2: Rất nhiều người lao động khi bước vào doanh nghiệp làm việc, chưa được đào tạo nghề, chưa được đào tạo vận hành các thiết bị. Ví dụ: Vận hành xe nâng hàng, vận hành thiết bị nâng, vận hành thiết bị áp lực… Sau này khi Công ty đang cần những vị trí đó, thì người cũ chỉ người mới, tức là nghề dạy nghề, không qua một trường lớp đào tạo nào cả. Và cứ thế lâu ngày quen rồi tự gọi là biết vận hành. Khi chưa được đào tạo bởi các trung tâm có chuyên môn thì việc tự ý sử dụng người lao động như vậy thì nguy cơ xảy ra tai nạn lao động là rất cao. Vì người vận hành chưa nắm được các kỹ năng vận hành, kỹ năng xử lý sự cố, kỹ năng bảo trì bảo dưỡng cơ bản.

Do đó, một người vận hành một thiết bị nào đó, cần phải hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:

1/ Chứng chỉ đào tạo chuyên môn.

2/ Giấy giao nhiệm vụ của Ban giám đốc ký đóng mộc cho phép vận hành thiết bị.

3/ Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện vận hành.

4/ Được huấn luyện an toàn lao động và được cấp thẻ an toàn đầy đủ.

5/ Thiết bị phải được kiểm định đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sử dụng.